Home » » Tại sao đưa ứng dụng công nghệ chế tạo téc nhôm trong ngành vận tải

Tại sao đưa ứng dụng công nghệ chế tạo téc nhôm trong ngành vận tải

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), nhà quản lý và nhà nghiên cứu cập nhật thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) trong và ngoài nước, tiếp cận các công nghệ tiên tiến có khả năng ứng dụng cao, vừa qua, Trung tâm thông tin và thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI – Sở KH&CN TP.HCM) tổ chức chương trình báo cáo: “Phân tích xu hướng công nghệ”.
Chương trình được thực hiện trên cơ sở phối hợp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực KH&CN theo các chủ đề được chọn lọc, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và sản xuất tại TP. HCM và khu vực phía Nam.
 
Trong khuôn khổ chương trình này, báo cáo: “Xu hướng nghiên cứu, ứng dụng vật liệu hợp kim – hợp kim nhôm trong ngành vận tải”, do Th.S Trần Ngọc Dân và KS. Đào Quốc Hưng – Công ty cổ phần máy và thiết bị công nghiệp quốc tế (công ty IMAE) được chọn để trình bày.
 
Tổng quan về ứng dụng hợp kim nhôm trong ngành vận tải hiện nay trên thế giới, Th.S Trần Ngọc Dân cho biết, các nước phát triển càng cao thì nhu cầu sử dụng nhôm trong ngành vận tải càng nhiều, ngược lại với lĩnh vực ngành xây dựng (nhôm được sử dụng rất ít). Hiện nay, cứ bốn xe hơi được sản xuất ở Châu Âu sẽ có một xe có một phần kiến tạo thân bằng nhôm
 
Từ những năm 1920, nhôm đã được cân nhắc để ứng dụng vào công nghệ đóng tàu, vì hợp kim nhôm có tỉ suất bền/trọng lượng cao và ưu việt khi chịu mòn trong môi trường biển. Trong khi đó, xe bồn vận tải xăng dầu bằng nhôm được triển khai khá chậm (thập niên 50). Ngày nay, hầu hết xe bồn vận tải hàng hóa lỏng đều được kiến tạo bằng hợp kim nhôm.
 
Từ những năm 1980, hợp kim nhôm đã được chọn lựa là vật liệu tối ưu do thỏa mãn tiêu chí giảm chi phí khai thác cho tàu điện, tàu điện ngầm, tàu điện cao tốc, tàu hỏa cao tốc (giảm 12% trọng lượng các toa nhờ sử dụng hợp kim nhôm). Với các thành tựu về luyện kim, ngày nay có đến hơn 80% kết cấu tàu điện cao tốc được chế tạo bằng hợp kim nhôm.
 
Còn tại Việt Nam hiện nay, theo đánh giá của Th.S Trần Ngọc Dân, hợp kim nhôm được áp dụng vào xe bồn còn ít. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến tính hiệu quả trong chi phí khai thác.
 
KS. Đỗ Huỳnh Hải Yến (CESTI), công bố tình hình sáng chế về vật liệu hợp kim nhôm trong ngành vận tải tại các quốc gia cho thấy, nếu giai đoạn từ năm 1960 – 2000 số lượng sáng chế tăng ít, khoảng 927 sáng chế thì từ năm 2001 đến nay, số lượng sáng chế tăng nhanh với khoảng 3.618 sáng chế. Các quốc gia dẫn đầu về số lượng công bố sáng chế về vật liệu hợp kim nhôm ứng dụng trong ngành vận tải gồm: Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc …
 
Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu hợp kim nhôm trong ngành vận tải tập trung vào 6 hướng chính, đó là: Nghiên cứu chế tạo và gia công hợp kim; Nghiên cứu chi tiết linh kiện vận tải; Sản xuất các phương tiện vận tải chạy bằng động cơ, rơ móc; Chế tạo kết cấu thân tàu, toa xe; Chế tạo thân máy bay; Sản xuất cáp, dây, bảng điện và vật cách điện trong vận tải. Trong đó, nghiên cứu chế tạo và gia công hợp kim là hướng nghiên cứu và ứng dụng được các nhà sáng chế quan tâm nhiều nhất.
 
“Bùng nổ thị trường hợp kim nhôm ngành vận tải là xu hướng hiện nay” là khẳng định của KS. Đào Quốc Hưng – tổng giám đốc công ty IMAE. Theo ông, ưu điểm của xe bồn nhôm vận chuyển xăng dầu về mặt kinh tế có thể thấy là thể tích tăng lên 10 – 20%, giảm hao mòn xe, chi phí vận hành giảm, giá trị thanh lý cao gấp 6 lần. Về mặt môi trường, nhôm dễ tái chế, không tạo rỉ sét và chất ô nhiễm. Ngoài ra, nhôm còn phản xạ nhiệt, dẫn nhiệt và tản nhiệt tốt, giảm nguy cơ tích điện; lớp oxit có khả năng ngăn chặn oxy hóa, không bị ăn mòn do tác nhân thời tiết… Tự hào là đơn vị tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất xitec hợp kim nhôm. IMAE có khả năng cung cấp các sản phẩm hợp kim nhôm cho công nghiệp phụ trợ các ngành cơ khí chế tạo, cơ khí giao thông vận tải, chế biến thực phẩm …đặc biệt là công nghệ hàn hợp kim nhôm theo tiêu chuẩn EN ISO 9606-2.
Share this article :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét